Chi phí du học cấp THPT
Loại trường | Học phí và Sinh hoạt phí (USD) |
THPT Công lập + Hình thức ở: Homestay + Học sinh quốc tế chỉ được học THPT Công lập 1 năm | $35.000 – $50.000/năm |
THPT Tư thục + Hình thức ở: Homestay | $35.000 – $65.000/năm |
THPT Nội trú + Hình thức ở: Ký túc xá | $45.000 – $70.000/năm |
Chi phí du học cấp ĐẠI HỌC và SAU ĐẠI HỌC
Cấp học | Học phí (USD) | Yêu cầu đầu vào |
Cao đẳng (2 năm) | $11.000 – $16.000/năm | ĐTB 6.5+; IELTS 5.5+/ TOEFL 61+ |
Đại học (4 năm) | $30.000 – $55.000/năm | Các trường Top 300: ĐTB 7.0+; IELTS 6.0+ / TOEFL 78+ Các trường Top 200: ĐTB 7.5+; IELTS 6.5+ / TOEFL 93+ Các trường Top 100: ĐTB 8.0+; IELTS 7.0+ / TOEFL 101+; SAT 1,320+ |
Sau đại học (Thạc sỹ: 2 năm) | $30.000 – $50.000/năm | ĐTB 7.5+; IELTS 6.5+ / TOEFL 93+; GMAT/GRE; 2 – 5 năm kinh nghiệm |
Các phương thức giúp tiết giảm chi phí du học
- Học bổng du học
- Chương trình Học bổng Đại học chuyên sâu
- Du học tiết kiệm
Sinh hoạt phí
Sinh hoạt phí ở thành phố lớn: $17.000 – $20.000/năm.
Sinh hoạt phí ở thành phố nhỏ: $11.000 – $15.000/năm.
Các điều kiện tiên quyết để được xét cấp visa
+ Hồ sơ học lực tốt, mục tiêu du học rõ ràng;
+ Tự tin, chân thật, đầy đủ hồ sơ;
+ Trình bày lưu loát với nhân viên lãnh sự bằng tiếng Anh;
+ Có học bổng du học là điều kiện ưu tiên;
+ Lịch sử du lịch ngoài nước và tiền sử visa.
Các loại thị thực du học
+ Hầu hết sinh viên quốc tế hệ Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ thuộc diện thị thực F1. Người phụ thuộc đương đơn visa F1 thuộc diện thị thực F2.
+ Học sinh chương trình Học bổng 100% trao đổi học sinh cấp THPT thuộc diện thị thực J1.
Hình thức và thời gian xin thị thực
Du học sinh phải phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán ở Hồ Chí Minh.
Đương đơn được đặt lịch phỏng vấn trong vòng … ngày trước ngày nhập học.
Phí xin thị thực
Phí xét visa:
Diện thị thực F1: 160USD, tương đương 3.840.000 VND.
Diện thị thực J1: 160USD, tương đương 3.840.000 VND.
Phí có thể thay đổi do Đại sứ quán quy định tỷ giá quy đổi sang VND ở các thời điểm khác nhau.
Phí SEVIS – Phí quản lý sinh viên quốc tế:
Diện thị thực F1: 350USD
Diện thị thực J1: 220USD
Hồ sơ cần thiết để nộp đơn xin thị thực
+ Hồ sơ nhập học: I-20, Thư mời nhập học;
+ Xác nhận mẫu đơn DS-160, và Hồ sơ đặt lịch hẹn phỏng vấn;
+ Hồ sơ học lực;
+ Hồ sơ tài chính của gia đình.
Thực tập và làm thêm
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ về vấn đề việc làm trong khi mang thị thực sinh viên. Sinh viên diện thị thực F-1 được phép làm việc bán thời gian không quá 20 giờ/ tuần, và trong năm học đầu tiên chỉ được làm việc trong khuôn viên trường. Trong các kỳ nghỉ sinh viên không bị giới hạn số giờ làm việc. Sau năm học đầu tiên, sinh viên có thể đăng ký với Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch (INS) để được phép làm việc ngoài trường nhiều nhất là 20 giờ/ tuần.
Cơ hội định cư
Về cơ hội định cư, bạn nên nhớ là thời gian học tại Mỹ càng lâu càng dễ dàng cho việc định cư. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi có không ít người được nước Mỹ chào đón ở lại sau nhiều năm học tập từ cấp THPT đến đại học tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc Sau Đại học, sinh viên diện thị thực F-1 sẽ xin Giấy phép làm việc (Post-Completion OPT) tối thiểu 90 ngày trước khi hoàn tất chương trình học. Sinh viên khối ngành STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ sư – Engineering, Toán – Math) được gia hạn thời gian làm việc sau tốt nghiệp lên đến 36 tháng. Đối với sinh viên các khối ngành khác, thời gian làm việc sau tốt nghiệp là 12 tháng. Những sinh viên giỏi được nhà tuyển dụng bảo trợ (sponsor) có thể xin visa làm việc dài hạn H1-B. Ngày 1 tháng 4 hàng năm chính phủ sẽ thông báo hạn mức số lượng visa H1-B của năm. Đây là bước đệm chuyển đổi sang visa làm việc vĩnh trú EB1, EB2, EB3 và sau đó đủ điều kiện nộp hồ sơ xin Thường trú nhân (Permanent Residence).
Thực tập và làm thêm
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ về vấn đề việc làm trong khi mang thị thực sinh viên. Sinh viên diện thị thực F-1 được phép làm việc bán thời gian không quá 20 giờ/ tuần, và trong năm học đầu tiên chỉ được làm việc trong khuôn viên trường. Trong các kỳ nghỉ sinh viên không bị giới hạn số giờ làm việc. Sau năm học đầu tiên, sinh viên có thể đăng ký với Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch (INS) để được phép làm việc ngoài trường nhiều nhất là 20 giờ/ tuần.
Cơ hội định cư
Về cơ hội định cư, bạn nên nhớ là thời gian học tại Mỹ càng lâu càng dễ dàng cho việc định cư. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi có không ít người được nước Mỹ chào đón ở lại sau nhiều năm học tập từ cấp THPT đến đại học tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc Sau Đại học, sinh viên diện thị thực F-1 sẽ xin Giấy phép làm việc (Post-Completion OPT) tối thiểu 90 ngày trước khi hoàn tất chương trình học. Sinh viên khối ngành STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ sư – Engineering, Toán – Math) được gia hạn thời gian làm việc sau tốt nghiệp lên đến 36 tháng. Đối với sinh viên các khối ngành khác, thời gian làm việc sau tốt nghiệp là 12 tháng. Những sinh viên giỏi được nhà tuyển dụng bảo trợ (sponsor) có thể xin visa làm việc dài hạn H1-B. Ngày 1 tháng 4 hàng năm chính phủ sẽ thông báo hạn mức số lượng visa H1-B của năm. Đây là bước đệm chuyển đổi sang visa làm việc vĩnh trú EB1, EB2, EB3 và sau đó đủ điều kiện nộp hồ sơ xin Thường trú nhân (Permanent Residence).