NỀN GIÁO DỤC ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI
Mỹ là cường quốc trên thế giới về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật, viễn thông, vận tải và cơ khí, giao thông đô thị, vi điện tử, y tế, phần mềm cao cấp, thủy điện, năng lượng hạt nhân, la-de và quang điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, toán ứng dụng, công nghệ môi trường và đại dương. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu về kinh tế, tài chính, dịch vụ. Được sống và học tập tại Mỹ là niềm mơ ước của nhiều học sinh và sinh viên trên thế giới. Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), hiện có hơn một triệu sinh viên quốc tế đến Mỹ du học, trong đó, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ.
Ở Mỹ hiện có khoảng 135.000 trường trung học (khoảng 100.000 trường công lập và 35.000 trường tư thục), 3.000 trường đại học, 1.500 trường Cao đẳng, và hơn 2.000 đại học và đơn vị đào tạo cung cấp các chương trình Sau đại học (*). Mỹ hiện chào đón hơn 1 triệu sinh viên quốc tế đang theo học. Kỹ thuật, Công nghệ, Kinh doanh, Quản trị, Khoa học nghiên cứu, Khoa học sức khỏe, Toán, Khoa học Máy tính và Dịch vụ vẫn là các ngành học có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Mỹ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực. Ở bậc đại học, các môn học truyền thống cũng như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc trực tiếp với một số học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Các trường đại học của Mỹ tự hào là luôn đi tiên phong về công nghệ – kỹ thuật giáo dục, và tạo điều kiện cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt nhất có thể được. Thậm chí nếu lĩnh vực của bạn không trực tiếp liên quan đến khoa học hay kỹ thuật, bạn cũng sẽ trở nên thành thạo trong việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất để thu thập và xử lý thông tin. Bạn cũng sẽ tìm ra cách thức để liên lạc với những đồng nghiệp trên toàn thế giới trong suốt quãng thời gian làm việc sau này.
(*) Nguồn: U.S. Department of Education, National Center for Education Statistics, (2019). Digest of Education Statistics, 2018 (NCES 2020-009), Chapter 2.
Mỹ có 6 miền (New England, Mid-Atlantic, Mid-West, South, Southwest, West) bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. (1) Khu vực New England gồm các bang: Connecticut, Maine, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, Vermont. (2) Khu vực Trung Đại Tây Dương (Mid-Atlantic) gồm: Delaware, Maryland, New Jersey, New York, Pennsylvania, Washington D.C. (3) Khu vực Trung Tây (Mid-West) gồm: Ohio, Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Michigan, Minnesota, Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota, Wisconsin. (4) Khu vực miền Nam (South) gồm: Alabama, Arkansas, Florida, Georgia, Kentucky, Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Virginia, West Virginia. (5) Khu vực Tây Nam (Southwest) gồm: Arizona, New Mexico, Oklahoma, Texas. (6) Khu vực Miền Tây (West) gồm: Alaska, Colorado, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Utah, Washington, Wyoming.
Top 10 bang thu hút sinh viên quốc tế gồm: New York – Thủ phủ tài chính thế giới; California – Thủ phủ về công nghệ máy tính toàn cầu với thung lũng Silicon Valley; Texas – Trung tâm hóa dầu, năng lượng, máy tính và điện tử; Massachusetts – Thành phố huyền thoại về giáo dục, kinh tế, văn hóa, công nghệ, và khoa học; Illinois – Quê hương của tổng thống Abraham Lincoln và là huyết mạch trong giao thông tại vùng Ngũ Đại Hồ (The Great Lakes); Florida – Thủ phủ du lịch, và đặc biệt là Khu tam giác vàng về công nghiệp nặng, công nghiệp xe hơi, máy móc y khoa gồm các bang Pennsylvania, Michigan, Ohio, Indiana. Top 10 các bang thu hút sinh viên quốc tế về học phí và chi phí sinh hoạt hợp lý gồm: Ohio, Oklahoma, Kansas, Arkansas, Nebraska, Utah, Idaho, Arizona, New Mexico, Montana.
Chi phí du học cấp THPT
Loại trường | Học phí và Sinh hoạt phí (USD) |
THPT Công lập + Hình thức ở: Homestay + Học sinh quốc tế chỉ được học THPT Công lập 1 năm | $35.000 – $50.000/năm |
THPT Tư thục + Hình thức ở: Homestay | $35.000 – $65.000/năm |
THPT Nội trú + Hình thức ở: Ký túc xá | $45.000 – $70.000/năm |
Chi phí du học cấp ĐẠI HỌC và SAU ĐẠI HỌC
Cấp học | Học phí (USD) | Yêu cầu đầu vào |
Cao đẳng (2 năm) | $11.000 – $16.000/năm | ĐTB 6.5+; IELTS 5.5+/ TOEFL 61+ |
Đại học (4 năm) | $30.000 – $55.000/năm | Các trường Top 300: ĐTB 7.0+; IELTS 6.0+ / TOEFL 78+ Các trường Top 200: ĐTB 7.5+; IELTS 6.5+ / TOEFL 93+ Các trường Top 100: ĐTB 8.0+; IELTS 7.0+ / TOEFL 101+; SAT 1,320+ |
Sau đại học (Thạc sỹ: 2 năm) | $30.000 – $50.000/năm | ĐTB 7.5+; IELTS 6.5+ / TOEFL 93+; GMAT/GRE; 2 – 5 năm kinh nghiệm |
Các phương thức giúp tiết giảm chi phí du học
- Học bổng du học
- Chương trình Học bổng Đại học chuyên sâu
- Du học tiết kiệm
Sinh hoạt phí
Sinh hoạt phí ở thành phố lớn: $17.000 – $20.000/năm.
Sinh hoạt phí ở thành phố nhỏ: $11.000 – $15.000/năm.
Các điều kiện tiên quyết để được xét cấp visa
+ Hồ sơ học lực tốt, mục tiêu du học rõ ràng;
+ Tự tin, chân thật, đầy đủ hồ sơ;
+ Trình bày lưu loát với nhân viên lãnh sự bằng tiếng Anh;
+ Có học bổng du học là điều kiện ưu tiên;
+ Lịch sử du lịch ngoài nước và tiền sử visa.
Các loại thị thực du học
+ Hầu hết sinh viên quốc tế hệ Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ thuộc diện thị thực F1. Người phụ thuộc đương đơn visa F1 thuộc diện thị thực F2.
+ Học sinh chương trình Học bổng 100% trao đổi học sinh cấp THPT thuộc diện thị thực J1.
Hình thức và thời gian xin thị thực
Du học sinh phải phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán ở Hồ Chí Minh.
Đương đơn được đặt lịch phỏng vấn trong vòng … ngày trước ngày nhập học.
Phí xin thị thực
Phí xét visa:
Diện thị thực F1: 160USD, tương đương 3.840.000 VND.
Diện thị thực J1: 160USD, tương đương 3.840.000 VND.
Phí có thể thay đổi do Đại sứ quán quy định tỷ giá quy đổi sang VND ở các thời điểm khác nhau.
Phí SEVIS – Phí quản lý sinh viên quốc tế:
Diện thị thực F1: 350USD
Diện thị thực J1: 220USD
Hồ sơ cần thiết để nộp đơn xin thị thực
+ Hồ sơ nhập học: I-20, Thư mời nhập học;
+ Xác nhận mẫu đơn DS-160, và Hồ sơ đặt lịch hẹn phỏng vấn;
+ Hồ sơ học lực;
+ Hồ sơ tài chính của gia đình.
Thực tập và làm thêm
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ về vấn đề việc làm trong khi mang thị thực sinh viên. Sinh viên diện thị thực F-1 được phép làm việc bán thời gian không quá 20 giờ/ tuần, và trong năm học đầu tiên chỉ được làm việc trong khuôn viên trường. Trong các kỳ nghỉ sinh viên không bị giới hạn số giờ làm việc. Sau năm học đầu tiên, sinh viên có thể đăng ký với Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch (INS) để được phép làm việc ngoài trường nhiều nhất là 20 giờ/ tuần.
Cơ hội định cư
Về cơ hội định cư, bạn nên nhớ là thời gian học tại Mỹ càng lâu càng dễ dàng cho việc định cư. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi có không ít người được nước Mỹ chào đón ở lại sau nhiều năm học tập từ cấp THPT đến đại học tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc Sau Đại học, sinh viên diện thị thực F-1 sẽ xin Giấy phép làm việc (Post-Completion OPT) tối thiểu 90 ngày trước khi hoàn tất chương trình học. Sinh viên khối ngành STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ sư – Engineering, Toán – Math) được gia hạn thời gian làm việc sau tốt nghiệp lên đến 36 tháng. Đối với sinh viên các khối ngành khác, thời gian làm việc sau tốt nghiệp là 12 tháng. Những sinh viên giỏi được nhà tuyển dụng bảo trợ (sponsor) có thể xin visa làm việc dài hạn H1-B. Ngày 1 tháng 4 hàng năm chính phủ sẽ thông báo hạn mức số lượng visa H1-B của năm. Đây là bước đệm chuyển đổi sang visa làm việc vĩnh trú EB1, EB2, EB3 và sau đó đủ điều kiện nộp hồ sơ xin Thường trú nhân (Permanent Residence).
Thực tập và làm thêm
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ về vấn đề việc làm trong khi mang thị thực sinh viên. Sinh viên diện thị thực F-1 được phép làm việc bán thời gian không quá 20 giờ/ tuần, và trong năm học đầu tiên chỉ được làm việc trong khuôn viên trường. Trong các kỳ nghỉ sinh viên không bị giới hạn số giờ làm việc. Sau năm học đầu tiên, sinh viên có thể đăng ký với Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch (INS) để được phép làm việc ngoài trường nhiều nhất là 20 giờ/ tuần.
Cơ hội định cư
Về cơ hội định cư, bạn nên nhớ là thời gian học tại Mỹ càng lâu càng dễ dàng cho việc định cư. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi có không ít người được nước Mỹ chào đón ở lại sau nhiều năm học tập từ cấp THPT đến đại học tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc Sau Đại học, sinh viên diện thị thực F-1 sẽ xin Giấy phép làm việc (Post-Completion OPT) tối thiểu 90 ngày trước khi hoàn tất chương trình học. Sinh viên khối ngành STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ sư – Engineering, Toán – Math) được gia hạn thời gian làm việc sau tốt nghiệp lên đến 36 tháng. Đối với sinh viên các khối ngành khác, thời gian làm việc sau tốt nghiệp là 12 tháng. Những sinh viên giỏi được nhà tuyển dụng bảo trợ (sponsor) có thể xin visa làm việc dài hạn H1-B. Ngày 1 tháng 4 hàng năm chính phủ sẽ thông báo hạn mức số lượng visa H1-B của năm. Đây là bước đệm chuyển đổi sang visa làm việc vĩnh trú EB1, EB2, EB3 và sau đó đủ điều kiện nộp hồ sơ xin Thường trú nhân (Permanent Residence).